Phương Nhi Aquarium| hồ thuỷ sinh mini| hồ thuỷ sinh đep

Phương Nhi Aquarium| hồ thuỷ sinh tại Gò Vấp | hồ thuỷ sinh set sẵn| hồ thuỷ sinh tại HCM

Phương Nhi Aquarium| Phụ kiện thuỷ sinh| cây thuỷ sinh| tép thuỷ sinh| cá thuỷ sinh

Phụ kiện cho hồ thủy sinh

Shop bán thuỷ sinh
cửa hàng bán hồ thuỷ sinh, phụ kiện đèn lọc cho hồ thuỷ sinh
Chi tiết bài viết
Kinh Nghiệm Trồng Rêu Trong Hồ Thủy Sinh

Vì Sao Rêu Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không Được Xanh Đẹp?

 

Bài viết này mình KHÔNG đề cập đến những thông tin cũ mà các bạn dễ dàng tìm được trên google như “rêu cần nước mát” chẳng hạn. Thay vào đó mình sẽ chia sẽ những kinh nghiệm mới và chi tiết cho các bạn dễ hiểu và áp dụng thực tiễn.

 

Đầu tiên mình xin đưa ra 1 số thông tin thí nghiệm trong nhiều hồ

 

Trường hợp 1: nhiều hồ của mình dùng phân nền trơ, ada, gex, contro soil, aquafor dù ánh sáng rất cao, ví dụ 6 bóng t5 odysea cho hồ 90x 45 x45 cm, hoặc 8 bóng cho hồ 1m2 x 50 x 50, rêu vẫn phát triển rất xanh đẹp.

Trường hợp 2: Mình thử nghiệm, set hồ nền trơ size 1m2 50 50, không hề có dinh dưỡng, tuy nhiên mình lót rất nhiều nham thạch nâu ở dưới đáy. Sau khi chạy lọc ổn định vài tuần mình bắt đâu cho rêu (minitaiwan và wepping Sing) và lũa vào hồ, mình bật đèn khá cao, ở mức 80-100 PAR (cỡ 6 bóng t5 bật 8 tiếng / ngày), co2 30 ppm và nước ở 27-28 độ C, chỉ 1 tuần sau rêu bắt đầu bị vàng, khô ráp và chết dần, dù mình có châm dinh dưỡng hoặc thay nước đều thì vẫn vậy. Nguồn nước đầu vào của mình là nước máy có gH cỡ 2, Ca 17 ppm và Mg cỡ 3 ppm, pH cỡ 6.0-6.5.

Hồ như trên, lần này mình thay hết rêu còn xanh đẹp vào, và mình giảm ánh sáng xuống rất thấp, còn cỡ 2 bóng t5 (30 PAR), sau 1 tuần rêu tiếp tục bị hiện tượng như vậy. Từ đó suy ra, rêu chết trong trường hợp này không phải do ánh sáng quá cao.

Mình suy nghĩ loại trừ nhiều khả năng, và quyết định tắt đèn trong 1 tuần. Ánh sáng hồ này chỉ lấy từ đèn trên tường của phòng là chủ yếu. Nhưng kết quả rất bất ngờ, rêu bắt đầu xanh lại rất đẹp và phát triển nhanh.

Vậy lý do là gì? Theo kinh nghiệm thì mình nghi ngờ rêu mình bị ngộ độc Fe từ 1 đống nham thạch nâu mình lót ở đáy hồ, vì khi có ánh sáng thì Fe mới bị QUANG KHỬ SẮT từ Fe3+ thành Fe2+ cho rêu hấp thụ và gây độc. Mình vội mang nước ra test thì đúng là lượng Fe vượt ngưỡng.

Dành cho các bạn chưa rành về sự liên hệ giữa Fe và ánh sáng thì công thức quang khử sắt như sau:

QUANG KHỬ SẮT (photoreduction of Iron): Fe3+ (Fe có trong chất hữu cơ) + Ánh Sáng => Fe2+ (cây thủy sinh và rêu hại có thể hấp thụ)

Có nghĩ là Fe nếu hiện diện trong nước, và không có ánh sáng thì không có khả năng cây và rêu hấp thụ (hoặc hấp thụ nhiều quá gây độc). Ánh sáng càng nhiều Fe càng mạnh, và đây cũng là lý do hồ quá sáng hay bị rêu hại như rêu tóc chẳng hạn.

Vậy kinh nghiệm rút ra cho các bạn mới chơi là:

1. Rêu vốn sống ở nơi ẩm thấp, nó thích mát và ánh sáng vừa, nhưng nó vẫn hoàn toàn sống và xanh đẹp ở nơi có ánh sáng cao, với điều kiện người chơi phải quản lý tốt nước và những yếu tốt khác.

2. Rêu vàng, đen, chết, chưa hẳn 100% là do ánh sáng quá cao, có thể là do ánh sáng này kết hợp với Fe hoặc kim loại nặng nào đó làm rêu ngộ độc. Ở ánh sáng thấp và vừa thì Fe dư 1 chút cũng không sao, nhưng ở ánh sáng cực cao thì lại là chuyện khác.

3. Những hồ có gH cao thì rêu ít bị ngộ độc hơn những hồ có nước mềm.

4. Rêu cực ghét kim loại nặng, trong đó có Fe. Không nên châm quá nhiều Fe nếu bạn trồng rêu và không rành dinh dưỡng.

5. Rêu không cần quá nhiều dinh dưỡng và carbon, nhưng nó rất thích Co2 và 1 lượng Nh3 trong nước. (Nh3 từ phân cá tép, thức ăn thừa, lá cây chết…)

6. Ánh sáng cao có thể gây hại cho rêu theo 3 cách:

– 1 số loài rêu không chịu nổi ánh sáng cao nên cháy lá

– Ánh sáng cao gây quang khử Fe, làm Fe dư thừa trở nên độc với rêu

– Ánh sáng cao làm Fe mạnh, gây bùng phát rêu hại và bám lên rêu thủy sinh.

 

7. Ngoài ra, nên giữ nước sạch để rêu được khỏe mạnh, ngoài Fe ra còn những chất hữu cơ khác cũng có tác dụng gây độc với rêu.

8. Nếu bạn muốn giải độc cho rêu 1 cách nhanh nhất, có thể nâng gH lên cao cỡ 6-12 độ, hoặc châm thêm nước đen, acid humic…

9. Những nền công nghiệp trồng tốt rêu là những nền có chỉ số hấp thụ dinh dưỡng dư thừa cao (CEC) như ADA, aquafor, Gex xanh, controsoil…. Những nền này hút Fe và kim loại nặng dư thừa vào trong nền và thải ra lúc cần thiết.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Go Top